www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Giới thiệu về ngành điện tử công nghiệp

Hầu như ở khu vực nào của nước ta cũng có các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Do đó nguồn nhân lực làm việc trong ngành điện tử công nghiệp luôn ở mức cao. Nếu bạn có ước mơ trở thành một kỹ sư, một nhân viên kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Ngành điện tử công nghiệp là gì?

Điện tử công nghiệp là một ngành có sự kết hợp của hai lĩnh vực là điện tử dân dụng và điện tử máy tính. Chuyên thực hiện các công việc như thiết kế bản vẽ trong lĩnh vực điện tử, xử lý cũng như lắp đặt các chi tiết mạch điện tử.

Một nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghiệp điện tử phải thực hiện các thao tác như: Bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra các thiết bị điện tử trong công nghiệp, nắm được các đặc điểm của mạch điện tử, các bộ điều khiển, các bộ xử lý,… để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống thiết bị điện tử trong công nghiệp.

  1. Ngành điện tử công nghiệp cần học những gì?

Tất cả các sinh viên theo học ngành điện tử công nghiệp đều được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. Bao gồm kiến thức về lý thuyết và kỹ năng về thực hành.

Các kiến thức mỗi sinh viên cần nắm được bao gồm: hệ thống thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp; cách thiết kế và chế tạo các sản phẩm cơ khí; cách sửa chữa, vận hành, bảo trì và lắp ráp các thiết bị điện tử công nghiệp. Cách sử dụng bộ điều khiển, cách đo lường, cảm biến,…

Mỗi cơ sở đào tạo có chương trình giảng dạy khác nhau. Với giáo trình riêng do trường tự biên soạn hoặc giáo trình chung của Bộ Giáo Dục. Nhưng lượng kiến thức trau dồi cho sinh viên đều theo quy định. Đảm bảo cho mỗi học viên sau khi ra trường đều đạt được kiến thức và kĩ năng chuẩn nhất để phục vụ cho công việc.

  1. Các hình thức xét tuyển ngành điện tử công nghiệp?

Có rất nhiều hình thức để các bạn tham gia xét tuyển vào ngành điện tử công nghiệp. Cụ thể như:

  • Hình thức xét tuyển qua điểm thi tại tại kỳ thi trung học phổ thông.
  • Hình thức xét tuyển qua học bạ lớp 12 của ba môn như Toán, Lý, Hóa; môn Toán, Văn, Lý; môn Toán, Lý, Anh; hoặc môn Toán, Văn, Anh.
  • Hình thức xét tuyển qua điểm trung bình của học bạ lớp 12.
  • Hình thức xét tuyển qua điểm thi tại kỳ thi đại học.
  1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp?

Nhu cầu về sử dụng cũng như lắp đặt các thiết bị điện tử trong cuộc sống sinh hoạt và trong sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Nên với tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành công nghiệp điện tử trong tay. Các bạn sinh viên khi mới ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với chuyên môn của mình.

Hầu hết các công ty, các nhà máy, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh đều có nhu cầu tuyển dụng. Do vậy các bạn có thể xin việc làm tại những đơn vị này. Hoặc các bạn có thể xin làm tại các trung tâm sửa chữa điện tử, nhân viên bộ phận kỹ thuật tại các viện nghiên cứu.

Nếu không cảm thấy phù hợp với môi trường làm việc tại các công ty. Các bạn có thể mở cửa hàng sửa chữa ngay tại nhà. Với trình độ tay nghề cao thì sẽ không bao giờ lo hết việc.

Ngoài ra các bạn có thể xin giảng dạy tại các trường đào tạo nếu có khả năng sư phạm tốt.

  1. Mức thu nhập của ngành kỹ thuật điện tử công nghiệp?

Hiện nay nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng trong ngành điện tử công nghiệp rất lớn. Do đó các công ty, nhà máy và xí nghiệp đều có những chính sách ưu đãi, hấp dẫn về mức thu nhập, để thu hút người lao động. Đối với các bạn mới ra trường mức lương dao động trong khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Với những nhân viên đã có kinh nghiệm thì mức lương dao động trong khoảng từ 10 đến 13 triệu đồng/tháng. Đối với các vị trí việc làm cao hơn như quản lý, chuyên viên, tổ trưởng thì mức lương có thể lên đến 1000 USD/tháng.

Do vậy hãy tham gia học tập và trau dồi kiến thức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng với trình độ và năng lực hiện có. Xứng đáng với những gì đã đóng góp cho thành công của đơn vị sản xuất, công ty hoặc doanh nghiệp.

Nếu có khả năng về tiếng Anh thì cơ hội có nghề nghiệp cùng mức lương hấp dẫn. Nhưng để có thể thành thạo giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành điện tử công nghiệp đòi hỏi các bạn phải có sự cố gắng và nỗ lực hết mình. Các công ty nước ngoài sẽ trả mức lương hậu hĩnh, có thể lên đến 20 đến 40 triệu đồng/tháng. Và còn tạo ra cơ hội du học, cơ hội xuất khẩu lao động diện kỹ sư với một tương lai rộng mở phía trước.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành điện tử công nghiệp. Hy vọng sẽ giúp các bạn quyết định được có nên tham gia lập nghiệp trong lĩnh vực này không. Chúc các bạn may mắn.