www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về thợ cơ khí

Từ nhỏ bạn đã hay táy máy với chiếc cờ-lê và ốc vít, bạn thích thú tháo tung mọi thứ rồi lắp lại từng phần một? Vậy đã bao giờ bạn nghĩ mình có thể trở thành một người thợ cơ khí hay chưa?

  1. Thợ cơ khí là ai?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, máy móc có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ trong các dây chuyền sản xuất mà nó là một phần trong mọi gia đình. Chính vì vậy, những người thợ cơ khí trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong bất kỳ ngành công nghiệp nào. Bởi họ là những người trực tiếp làm việc với máy móc: Họ lắp ráp, chế tạo máy; lắp đặt, vận hành chúng, và tự tay sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hỏng.

Có nhiều loại thợ cơ khí khác nhau, mỗi loại hình chuyên về một lĩnh vực cụ thể với những thao tác đặc thù như cơ khí tự động, cơ khí xe đạp, cơ khí xe gắn máy, cơ khí nồi hơi, cơ khí bảo dưỡng công nghiệp, điều hòa không khí và cơ khí điện lạnh, cơ khí máy bay, cơ khí động cơ diesel…

Thợ cơ khí làm việc trong các xưởng chế tạo, lắp ráp, hoặc các gara, trung tâm bảo dưỡng. Một số lại làm trong các doanh nghiệp bán đồ điện lạnh, gia dụng trong các bộ phận chăm sóc khách hàng, chuyên phụ trách công việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì. Hoặc họ tham gia vào trong các dây chuyền sản xuất để vận hành, giám sát và khắc phục sự cố máy móc…

Trình độ, tay nghề và kiến thức của bất kỳ người thợ nào cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự chăm chỉ, cần cù tự trau dồi cho mình. Một người thợ lành nghề luôn là điểm tựa tin cậy cho mọi dây chuyền vận hành trơn tru, cho mọi thành phẩm cơ khí hoàn hảo, chính xác, cho mọi sự cố được giải quyết, khắc phục kịp thời.

2.   Thợ cơ khí làm gì?

Mỗi loại thợ cơ khí sẽ có công việc đặc thù riêng gắn với loại máy móc, thiết bị, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng về cơ bản công việc của thợ cơ khí thường bao gồm:

·         Tuân thủ theo danh mục những thủ tục, bộ phận cần khám xét, kiểm tra.

·         Chạy thử các phương tiện để tìm ra các bộ phận hoạt động không tốt.

·         Kiểm tra hệ thống phanh, động cơ lái, bộ chuyền động và các bộ phận khác của phương tiện.

·         Sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo.

·         Hàn, lắp ráp, chế tạo, hoàn thiện các chi tiết máy móc.

·         Làm công việc bảo dưỡng hàng ngày như thay dầu, kiểm tra pin, bôi trơn các thiết bị.

·         Sửa chữa và thay thế các bộ phận, phụ tùng, thiết bị điện và cơ khí đã hỏng.

·         Tháo gỡ và lắp đặt lại các bộ phận.

·         Kiểm tra chạy thử lại các phương tiện để đảm bảo chúng đã chạy tốt.

·         Tìm hiểu nguyên nhân sự cố, sửa chữa, phục hồi theo ý kiến, mong muốn của khách hàng.

  3.   Thợ cơ khí làm việc ở đâu?

Cơ hội việc làm cho các thợ cơ khí hiện nay rất tộng mở và đa dạng. Thợ cơ khí có thể làm công nhân cơ khí, kĩ sư cơ khí trong các nhà máy cơ khí, xưởng cơ khí, các công ty chuyên sản xuất, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, xưởng sửa chữa ô tô, nhà máy chế tạo và sửa chữa động cơ… Ngoài ra, thợ cơ khí cũng có thể làm công nhân sửa chữa, bảo trì máy móc tại các nhà máy sản xuất, các công ty xây dựng, công ty điện lạnh, đồ điện tử, ô tô…

Thợ cơ khí có thể là một công nhân trực tiếp lắp ráp, chế tạo, sửa chữa, thay thế các chi tiết cơ khí hay một kí sư quản lí một quy trình trong hệ thống sản xuất. Nhiều người nghĩ rằng thợ cơ khí làm việc trong một môi trường nhếch nhác, lấm lem dầu mỡ. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiều máy móc và thiết bị hiện đại ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của các thợ cơ khí. Môi trường làm việc của thợ cơ khí vì thế cũng trở nên đảm bảo, nhìn chung đều an toàn và sạch sẽ.