ngành ô tô được hiểu như thế nào?
Năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta
đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD,
dân số Việt Nam đạt 97,9 triệu người. Theo Cục Đăng kiểm VN, tính đến hết năm
2020, Việt Nam có 4,18 triệu ôtô đang lưu hành, bình quân đạt khoảng 41 ôtô/1.000
dân. Đây được coi là những chỉ số cần thiết để một quốc gia có đủ động lực phát
triển ngành công nghiệp ôtô và cũng là thời khắc bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô.
Cùng với đó là nhu cầu nhân lực ngành ô tô sẽ tăng cao. Các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học cũng đang tăng nhanh chỉ tiêu đào tạo ngành này. Tuy nhiên,
đâu đó vẫn nhiều thông tin về hàng ngàn kĩ sư ngành ô tô bỏ nghề hoặc phải làm
trái nghề.
Vì
vậy, hãy cùng tìm hiểu về ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô và vấn đề việc làm của
ngành này hiện nay nhé.
1.
Ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô là gì
Ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô
ngành học về các phương tiện hoặc máy móc tự hành: ô tô con, xe tải, xe
đầu kéo, cẩn cầu, tàu thủy… liên quan đến thiết kế phương tiện, cấu tạo động
cơ, nhiên liệu và đánh lửa, phanh, hệ thống điều khiển, thay thế, sửa chữa, bảo
trì.
Ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô là ngành
học liên quan đến nhiều kiến thức chuyên ngành của nhiều lĩnh vực như: Điện –
điện tử, Cơ khí, chế tạo máy, tự động hoá, công nghệ chế tạo máy…
Ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô không chỉ học về ô tô mà
còn là ngành học chung về nhiều loại phương tiện vận tải, xe phục vụ sản xuất
khác do có chung nguyên lý hoạt động.
2.
Triển vọng ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô
2.1 Thuận lợi
- Môi trường vĩ mô
ổn định hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu xe ô tô. Quyết tâm của chính phủ trong
phát triển ngành công nghiệp ô tô.
- Thị trường tiềm
năng với dân số đông và tỷ lệ xe trên dân số thấp.
- Xu thế dịch
chuyển sản xuất ô tô từ châu Mỹ và Châu Âu sang Châu Á.
- Việt Nam đang
tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng ô tô trong khu vực ASEAN và Châu Á.
- Năm 2019, tập đoàn
Vingroup đã cho ra đời chiếc xe ô tô thương hiệu Việt Nam đầu tiên
Vinfast.
2.2 . Khó khăn
- Ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng
30 năm.
- Ngành công
nghiệp ô tô ở Việt Nam chủ yếu lắp ráp, thậm chí lắp ráp rất đơn
giản với các linh kiện hoàn chỉnh.
- Tỷ lệ nội địa
hóa thấp, ở mức khoảng 8-10% đối với ô tô du
lịch, khoảng 40-45% đối với ô tô tải và 50-55 % đối với ô tô
khách.
- Bộ phận nghiên cứu và phát
triển (R&D) trong các đơn vị sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam chưa
được chú trọng.
Điều này dẫn đến việc nhiều
kĩ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô không có đất dụng võ, không có cơ hội vận
dụng được nhiều các kiến thức của mình, phải bỏ ngành hoặc làm trái
ngành.
2.3 Vị trí đảm nhận sau tốt nghiệp
- Kĩ sư vận hành,
giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại
các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa
chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô.
- Làm việc trong
các công ty sản xuất, lắp ráp vận hành các xe đầu kéo, cẩn cầu, tàu thủy,
xe lửa.
- Kiểm định viên
tại các trạm đăng kiểm ô tô.
- Nhân viên kinh
doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
- Tự mở xưởng sửa
chữa ô tô (garage)
Có thể hiểu, với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay và triển vọng trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô đang tăng cao ở các công việc vận hành, bảo dưỡng, lắp ráp, sửa chữa. Các phần thiết kế ô tô, thiết kế động cơ, phát minh các công nghệ ứng dụng lên ô tô là những phần ngành công nghiệp ô tô hiện nay chưa phát triển, nhu cầu nhân lực không có hoặc rất ít. Nhiều sinh viên muốn làm các công việc này, bị “shock” khi ra trường. Nếu đam mê các công việc này, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tìm kiếm cơ hội ở các nước có nền công nghiệp ô tô lớn mạnh như Nhật, Hàn….
Như ở phần 1 đã đề cập, việc kĩ sư công
nghệ ô tô làm việc với các phương tiện giao thông, sản xuất khác có thể xem là
nằm trong định hướng đào tạo.
Mức thu nhập của kĩ sư ngành Công nghệ kĩ
thuật ô tô
Thông
tin tham khảo từ jobsgo.com
Với ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô, bBạn hoàn
toàn có được mức lương cao hơn khi có kinh nghiệm và tay nghề cao hoặc khi tự
mở garage.
3. Các
tố chất cần có để thành công trong ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô
- Niềm đam mê
- Yêu thích công
nghệ
- Có tư duy tốt,
tính toán giỏi
- Không ngừng học
hỏi.
- Có kĩ năng ứng
dụng công nghệ thông tin vào công việc. Với sự thâm nhập của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 vào mọi mặt của đời sống, xe ô tô và các loại phương
tiện giao thông ngày càng thông minh hơn, sự ra đời của xe điện, xe tự
lái, sinh viên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô cần trang bị các kĩ năng công
nghệ thông tin, tự động hóa cần thiết.
- Đối với ngành kĩ
thuật, chú trọng thực hành như ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô, công nghệ
luôn đổi mới, ngoài chương trình thực tập tại Trường, Hướng nghiệp khuyên
bạn nên tìm chỗ thực tập, làm thêm, thậm chí là kiến tập trong qua trình
học, tránh bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp.
4.
Ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô học cái gì
Học ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô, sinh viên được trang bị kiến
thức và kĩ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền
động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng
những nguyên lý kĩ thuật cơ bản, kĩ năng thực hành cao và các kĩ năng
liên quan đến ô tô.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng: Động cơ đốt
trong, Hệ thống điện – điện tử ô tô, Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô,
Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Kiểm định ô tô, Quản lý dịch
vụ ô tô, lắp ráp ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Ứng dụng
máy tính trong thiết kế và mô phỏng ô tô, Công nghiệp 4.0 trong ngành ô tô,
Thiết kế nâng cấp nội thất và ngoại thất ô tô, Lập trình và điều khiển ô tô, Xe
tự lái, Xe điện, Xe chuyên dùng, Định vị và dẫn đường ô tô.