Ngành Công nghệ vật liệu là gì? Có những ngành nghề chuyên sâu nào?
Ngành Công nghệ vật liệu dường như còn khá mới mẻ với nhiều sinh viên tuy rằng ngành này cũng được xếp vào danh sách các ngành học tiềm năng. Bởi vậy dù lựa chọn như thế nào thì việc tìm hiểu thông tin về ngành là vô cùng cần thiết.
Ngành Công nghệ vật liệu là gì?
Vật liệu (trong tiếng Anh có nghĩa là Materials), đây là một chất hoặc hợp chất được dùng để tạo ra những sản phẩm khác. Vật liệu chính là đầu vào và là chất cần có của một quá trình sản xuất hay chế tạo bất kỳ nào đó. Trong công nghiệp, vật liệu là những sản phẩm chưa được hoàn thiện và được sử dụng để tạo ra các sản phẩm cao cấp hơn, muốn làm được một sản phẩm cần có đủ nguyên, vật liệu phù hợp với yêu cầu.
Khoa học vật liệu hay ngành Công nghệ vật liệu là một lĩnh vực khoa học liên ngành nghiên cứu về sự liên quan giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các loại vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu vật liệu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của rất nhiều các ngành kỹ thuật như công nghệ cơ khí, công nghệ hóa học, công nghệ hóa học, điện tử, công nghệ giao thông vận tải, kỹ thuật hàng không… ngày càng đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu cũng phải phát triển nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển chung của ngành công nghiệp.
Công nghệ vật liệu là ngành học mang đến nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống
Công nghệ vật liệu là ngành học mang đến nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống và có vai trò quan trọng trong sản xuất. Nghiên cứu vật liệu tạo ra rất nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống hiện đại ngày nay, chính vì thế mà các ngành khoa học vật liệu hay công nghệ vật liệu đang có xu hướng trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi.
Nhóm ngành này phù hợp với những ai yêu thích lĩnh vực vật liệu, có khả năng quan sát, khám phá, cũng như phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề, thường thiên về các môn học như toán, vật lý và hóa học.
Học ngành công nghệ vật liệu, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản và khả năng thực nghiệm về cấu trúc vật liệu; các phương pháp chế tạo vật liệu; các tính chất cơ bản của các loại vật liệu khác nhau và những ứng dụng chính của chúng,các phương pháp đo đạc và nghiên cứu vật liệu...
Hiện nay, liên quan đến vật liệu có hai hướng đào tạo chính gồm kỹ thuật vật liệu và công nghệ vật liệu. Hiện nay, hai ngành này cũng như các ngành công nghệ khác được khá nhiều doanh nghiệp của các tập đoàn xây dựng lớn đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, nhiều tập đoàn thường dành các suất học bổng cho các sinh viên theo học các ngành này.
Trong ngành Công nghệ vật liệu có những ngành nghề chuyên sâu nào?
Các ngành nghề chuyên sâu của Công nghệ vật liệu khá đa dạng và phong phú, giúp sinh viên có thể lựa chọn ngành nghề mà mình yêu thích nhất mà lại phù hợp với năng lực bản thân.Ngành công nghệ vật liệu đòi hỏi phải phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và duy trì sự phát triển của doanh nghiệp trên cả nước. Áp dụng được những công nghệ đời mới tiên tiến nhất vào trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
Ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại
Sinh viên theo học ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại này sẽ được trang bị các kiến thức chung về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Đại số và Hình học giải tích, Hình họa, Xác suất thống kê, Vật lý, Hóa học,…cùng với các kiến thức cơ bản của ngành như Vẽ kỹ thuật, các loại lý thuyết về cán kim loại hay biến dạng dẻo, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật nhiệt,… Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp tục cung cấp mảng kiến thức chuyên sâu như Công nghệ cán hình, cán tấm; Tự động hóa quá trình sản xuất cán; Công nghệ sản xuất ống; Thiết kế lỗ hình trục; thực hành bài tập chuyên sâu…
Ngành nghề chuyên sâu thuộc Công nghệ vật liệu tương đối đa dạng
Ngành Vật liệu và Công nghệ đúc
Đối với chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chung và những kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành trên, ngoài ra còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu chuyên biệt như Đại cương công nghệ vật liệu; Cơ sở lý thuyết đúc; cơ sở hợp kim đúc; Mô hình hóa và Điều khiển quá trình công nghệ;… Và ngay sau tốt nghiệp, sinh viên nắm vững kiến thức có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.
Ngành Vật liệu và Nhiệt luyện
Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức chung cùng với các kiến thức cơ bản về ngành giống với hai chuyên ngành trên. Bên cạnh đó, bạn sẽ được bổ sung các kiến thức chuyên ngành riêng biệt như Chuyển pha trong vật liệu; Lý thuyết điện tử trong vật liệu; Các phương pháp phân tích cấu trúc; Công nghệ nhiệt luyện; Xử lý nhiệt, Xử lý bề mặt;… Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng dụng các khoa học kỹ thuật về vật liệu và nhiệt luyện trực tiếp vào thực tế cuộc sống.
Ngoài ra vẫn còn một số chuyên ngành công nghệ vật liệu cũng khá thú vị như Luyện kim đen, Vật liệu Polyme, Vật liệu màng mỏng, Luyện kim màu và luyện kim bột,…giúp bạn có nhiều hơn một lựa chọn cho chính mình.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có những cái nhìn đa chiều về ngành Công nghệ vật liệu để đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp nhất. Chúc các bạn sẽ chọn được công việc mà mình mong muốn.