www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nhân viên chế biến thủy sản

1. Giới thiệu tổng quan

 

Người chế biến thủy sản là những người chuẩn bị, chế biến và đóng gói các loại sản phẩm thủy sản như cá, sò, ốc và các loại hải sản, nhằm đảm bảo sẵn sàng để bán hoặc cung cấp cho người mua. Họ chịu trách nhiệm làm sạch, cạo vẩy hoặc phile các loại thủy hải sản theo yêu cầu. Họ cũng lọc thịt từ sò, cắt tỉa râu tôm… theo những yêu cầu cụ thể khác nhau.

Khi thủy hải sản đã được làm sạch và chuẩn bị sẵn sàng, người chế biến sẽ chịu trách nhiệm đóng gói để vận chuyển hoặc để bán. Quy trình này có thể bao gồm việc làm đông lạnh và/hoặc sử dụng dây chuyền đóng gói trong túi kín, bao bì… Những người chế biến cũng có thể chịu trách nhiệm phân loại chất lượng thủy hải sản để xác định giá sau này.

2. Người chế biến thủy sản làm gì?

– Làm sạch, phi lê các sản phẩm thủy hải sản.

– Phân loại các sản phẩm theo màu sắc, kích thước… để đặt lên bằng chuyền và xếp vào container.

– Loại bỏ các sản phẩm hỏng, lỗi…

– Đóng gói sản phẩm trong các hộp, bao bì, giấy gói theo đúng quy cách để dự trữ hoặc vận chuyển.

– Vận hành máy, dây chuyền vận chuyển sản phẩm thủy hải sản đã đóng gói

– Đảm bảo không gian làm việc sạch sẽ và an toàn

– Khử trùng, vệ sinh, mặc đồ bảo hộ lao động đúng quy cách

– Tham gia vào các buổi đào tạo về nghiệp vụ, giữ an toàn vệ sinh nơi làm việc hay các khóa học khác được yêu cầu.

3. Nghề chế biến thủy sản làm việc ở đâu?

 

Người chế biến thủy sản làm việc trong các nhà máy, các khu chế xuất với nghiệp vụ là chế biến các loại thủy hải sản. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…, các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, KCS cho các xí nghiệp thủy sản, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc cao đẳng, đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN và PTNT, Sở Thủy sản, công ty nuôi thủy sản,…) hay học tiếp bậc sau đại học ở những chuyên ngành có liên quan.

Môi trường làm việc của họ thường mát và ẩm, để giảm thiểu khả năng hỏng của các loại thủy hải sản trong quá trình chế biến, có thể phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ăn da… Ngoài ra, môi trường làm việc cũng có tiếng ồn khá lớn.

Họ thường phải đứng và có thể phải nâng nhấc những thùng thủy hải sản lớn. Yếu tố vệ sinh là rất quan trọng vì đây là làm việc với thực phẩm. Họ thường được yêu cầu khử trùng tay, đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ lao động. Cuối giờ chiều hoặc đầu ca làm thường là thời gian vận chuyển thủy hải sản về hoặc chuyển đi bán.

Việc làm chế biến thủy hải sản cũng có tính mùa vụ với một số loài chỉ khai thác vào một thời gian nhất định trong năm, điều này cũng có ảnh hưởng tới thời giam làm việc của họ.

Để làm ngành này, bạn có thể theo học ngành công nghệ chế biến thủy sản, được đào tạo tại một số trường như Đại học Trà Vinh, Đại học Thủy sản, Đại học Nông lâm TPHCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang, Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM… Ngành này cũng có đào tạo trình độ trung cấp như Trung cấp chế biến thủy sản, Trung cấp nghề Thủy sản Hải Phòng, Trình độ trung cấp của trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam…