www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề Cpywriter (Viêt nội dung, content)

Nghề Copywriter – họ là ai? Có phải công việc của họ chỉ là “sao chép” (copy) rồi “viết” (write)? Nếu thế thì chỗ nào chịu tuyển dụng những kẻ này? Có phải vì “việc nhẹ lương cao” mà giờ ai cũng đi làm copywriter không?

Nghề Copywriter

Copy trong từ “Copywriter” thực chất không mang nghĩa sao chép, mà mang nghĩa là “đoạn văn”. Copywriter chính là những con người vô cùng sáng tạo cùng với rất nhiều ý tưởng để có được một bài quảng cáo hiệu quả. Copywriter được biết đến như các nhân viên chuyên viết lời quảng cáo như slogan, lời, kịch bản cho các đoạn quảng cáo phát trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo chí, internet) nhằm thuyết phục công chúng mua một sản phẩm, dịch vụ. Theo truyền thống, công việc của một copywriter là để tạo ra các văn bản quảng cáo, tờ rơi quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng khác. Tuy nhiên, hiện tại, công việc của một copywriter còn đa dạng hơn nhiều do các hình thức và phương tiện truyền thông đang tăng lên.

Nghề copywriter có thể hiểu một cách đơn giản là nghề của những người chuyên làm nội dung. J.R. Hafer trong bài viết “Copywriter chính xác là gì?” đưa ra định nghĩa:

“Copywriter là người phát triển nội dung viết cho các trang web, thư bán hàng, các bài báo, sách, và các sản phẩm khác cung cấp thông tin, giải trí, giáo dục và các lĩnh vực khác cho con người. Các sản phẩm của copywriter có mặt thường xuyên, liên tục trong cuộc sống con người.”

Theo Rachel Dealhl, “Trong một Công ty quảng cáo, copywriter được xem là người sáng tạo, là người tạo ra các khẩu hiêu, các nội dung trong vận hành một chiến dịch quảng cáo. Những câu slogan nổi tiếng như This Bud’s for You. BMW – The Ultimate Driving Machine. Just Do It đều là sản phẩm của copywriter”.

Do nhu cầu quảng bá của các doanh nghiệp ngày càng lớn, các chuyên gia trong ngành nhận định các copywriter sẽ ngày càng được “săn lùng”. Một người viết quảng cáo cho biết: Một ý tưởng được trả thù lao 1000 – 2000 USD là chuyện rất bình thường. Điển hình là câu slogan “Sức sống mới với viên sủi bọt Pluss” được trả hơn 30 triệu đồng, “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt” được trả gần 2000 USD. Thậm chí có ý tưởng được trả đến trăm ngàn USD như mẩu quảng cáo nước ngọt Coca Cola với câu slogan “Ăn bóng đá, ngủ bóng đá, uống Coca Cola” (tổng kinh phí đến 3 triệu USD). Hoặc ít nhất người viết ý tưởng cũng được trả hơn trăm triệu đồng như mẩu quảng cáo Nutifood có slogan “Vì trí tuệ Việt” (tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng). Với những con số được liệt kê ở trên, rõ ràng công việc sáng tạo ý tưởng hay slogan quảng cáo có thu nhập rất cao. Tuy nhiên mức thù lao này rất hy hữu, chí có những ý tưởng độc đáo nhất mà không phải ai cũng dễ dàng nghĩ ra.

Nghề Copywriter làm gì?

J.R. Hafer trong bài viết “Copywriter chính xác là gì?” đưa ra định nghĩa: “Copywriter là người phát triển nội dung viết cho các trang web, thư bán hàng, các bài báo, sách, và các sản phẩm khác cung cấp thông tin, giải trí, giáo dục và các lĩnh vực khác cho con người. Các sản phẩm của copywriter có mặt thường xuyên, liên tục trong cuộc sống con người.”

Nghĩ ý tưởng. Viết nó ra. Bán nó. Sửa nó theo phản hồi của khách hàng.

  • Nghĩ ý tưởng: Nghiên cứu các xu hướng quảng cáo, khảo sát khách hàng và những dữ liệu khác để quyết định cách quảng bá sản phẩm tốt nhất; Trao đổi với đại diện bộ phận bán hàng, truyền thông và tiếp thị để hiểu thêm về sản phẩm;
  • Viết ra nó: Sáng tạo tên sản phẩm và khẩu hiệu in trên bao bì, sách hướng dẫn, sách giới thiệu và các tài liệu quảng cáo khác; Viết lời quảng cáo được sử dụng trong xuất bản, phát thanh; Viết kịch bản Radio, TVC (các đoạn quảng cáo tivi); Viết nội dung cho website, facebook status, forum seeding; Viết các bài báo, bản tin, bài diễn văn, thư bán hàng và các tài liệu liên quan đến việc cung cấp thông tin, tiếp thị và quảng bá sản phẩm; v.v…
  • Bán nó và Sửa: Trình bày các bản thảo và ý tưởng đến khách hàng; Thảo luận với khách hàng về sản phẩm, nội dung, phương thức quảng cáo, cũng như bất kì thay đổi nào trong lời quảng cáo;

     

Theo truyền thống, công việc của một copywriter là tạo ra các văn bản quảng cáo, tờ rơi quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng khác. Tuy nhiên, hiện tại, công việc của một copywriter còn đa dạng hơn nhiều do các hình thức và phương tiện truyền thông đang tăng lên. Copywriter  có thể làm việc với chỉ đạo nghệ thuật và chỉ đạo sáng tạo của một đại lí quảng cáo để phát triển các chiến dịch quảng cáo. Đôi khi họ sẽ phụ trách cả việc liên hệ, tuyển diễn viên đóng các TVC, chạy đi chạy lại giữa trường quay để đảm bảo đoạn quảng cáo theo đúng ý tưởng và kịch bản của mình.

Nghề Copywriter làm việc ở đâu?

Mảnh đất màu mỡ để một copywriter tỏa sáng chính là ở các agency truyền thông, quảng cáo (nơi chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông, marketing cho các công ty). Đây là môi trường để sự sáng tạo của bạn thăng hoa nhưng cũng là thách thức mà chỉ những người có thực tài và đam mê với nghề mới có thể trụ lại. Nhìn chung nếu bạn muốn trở thành copywriter cho agency quảng cáo, cách tốt nhất để phát triển là làm việc cho các agency nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh: Saatchi&Saatchi, TBWA,… Ở Hà Nôi, bạn chỉ có thể làm copywriter (viết nội dung đơn thuần) cho các agency về digital marketing, hay tổ chức sự kiện; hoặc lên cấp cao (senior) tại các công ty về PR như Ogilvy để quản lý mảng copywriting, hoặc làm việc giống như một content marketer tại các công ty (client).

Hầu hết người viết quảng cáo làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, mặc dù quá trình suy nghĩ sáng tạo khiến các copywriter hiếm khi được nghỉ ngơi hoàn toàn. Công việc thường kéo dài đến cả các buổi tối và những dịp cuối tuần. Cơ hội làm việc tự do (freelancer) thì khá phổ biến. Nhiều người sáng tạo nội dung có thể làm việc tại nhà mà không cần đến văn phòng, nhận công việc theo dự án hoặc nhận công việc ngoài giờ ở văn phòng. Môi trường nuôi dưỡng sáng tạo thường rất thoải mái. Tuy nhiên, chính bản chất công việc thường căng thẳng và đòi hỏi cao với sự cạnh tranh khốc liệt để tạo ra những sản phẩm thật sự độc đáo.

Làm thế nào để trở thành một Copywriter?

Hiện nay tại Việt Nam, gần như chưa có một khóa học nào chuyên nghiệp về nghề copywriter. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu bằng cách theo học ngành truyền thông marketing, quan hệ công chúng, thương mại tại rất nhiều trường đại học thuộc khối ngành kinh tế – quản trị kinh doanh như ĐH Ngoại thương Hà NộiĐH Ngoại thương TP. HCMĐại học Kinh tế Quốc dânĐại học Khoa học xã hội nhân vănĐại học Thương Mạị Hà NộiĐại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh… hoặc ngành Văn học tại các trường đào tạo Khoa học xã hội nhân văn. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để bạn đặt những bước đầu tiên vào nghề.