www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh sôi động của thời hội nhập.Vậy Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quan hệ công chúng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành và những tố chất cần có để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này.

 

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng là gì? Quan hệ công chúng (PR) được hiểu là việc thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông… nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

 

Ngành Quan hệ công chúng học gì?

 Sinh viên học ngành quan hệ công chúng:
  • Được cung cấp cái nhìn toàn cảnh về cấu trúc xã hội và mối quan hệ giữa các thành tố trong đời sống xã hội;
  • Được trang bị các học thuyết và nguyên tắc trong nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng nhằm truyền thông một cách hiệu quả bằng phương thức viết, lời nói và các dạng thức khác.
  • Kỹ năng quản trị thông tin, xử lý khủng hoảng, xây dựng kế hoạch marketing; Hoạch định chiến lược và lập kế hoạch PR
  • Được học các môn đầy hấp dẫn và bổ ích như: Lý luận báo chí truyền thông , Văn hóa giao tiếp, Lý luận về quan hệ công chúng , Xây dựng và phát triển thương hiệu, Tổ chức sự kiện, Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông, Chiến dịch quan hệ công chúng….

Quan hệ công chúng ra trường làm gì?

Học quan hệ công chúng, ra trường sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:
1.  Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
2.  Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…

3. Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
 
4. Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
Về triển vọng thăng tiến, người làm trong lĩnh vực PR có thể bắt đầu từ những chức vụ như chuyên viên PR, nhân viên quản lý khách hàng, sau đó nâng cấp lên giám sát, quản lý bộ phận, phó chủ tịch và phó chủ tịch cấp cao… Nhiều người làm PR chuyên nghiệp khi đã dày dạn kinh nghiệm cũng có thể thành lập công ty riêng.
 

Quan hệ công chúng cần có những tố chất gì?

1.  Khả năng giao tiếp: biểu hiện tốt cả khi nói và viết. Đây là tố chất quan trọng hàng đầu của người làm công tác PR, đó là sự tự tin trước đám đông, quyết đoán khi đàm phán, linh hoạt khi trao đổi công việc; khả năng viết lách nhuần nhuyễn, giàu sức thuyết phục, quảng bá tốt. Dựa vào khả năng này, bạn dễ dàng xây dựng những mối quan hệ tin cậy với đối tác, khách hàng hiện tại và tiềm năng.
 
2. Kiến thức xã hội sâu rộng: để trở thành một người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực  quan hệ công chúng đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức xã hội phong phú. Công việc của người làm PR bao gồm cả tư vấn chiến lược, sáng tạo những phương thức hoạt động cả trong kinh doanh và các hoạt động mang tính cộng đồng khác một cách hiệu quả. Do đó, việc am hiểu sâu rộng các lĩnh vực của đời sống là một yêu cầu tất yếu.
 
3. Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý vấn đề tốt: giúp bạn đón đầu được những thay đổi cũng như dự đoán xu hướng của vấn đề, dễ dàng giải quyết mọi tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức công việc. Vì vậy, yếu tố tổ chức cũng được xem trọng trong danh sách đáp án của câu hỏi “Ngành Quan hệ công chúng yêu cầu những gì?”
4. Trình độ ngoại ngữ và tin học: trong thời đại công nghệ thông tin và giao thương quốc tế mạnh mẽ, khả năng ngoại ngữ, tin học chính là một lợi thế giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá cho vị trí PR chuyên nghiệp. Về khả năng này, bạn sẽ được chú trọng đào tạo trong môi trường học tập mà mình chọn lựa. Với các trường đại học đào tạo theo mô hình chuẩn quốc tế như Đại học Kinh tế Tài chính  Tp.HCM (UEF) thì ngoại ngữ là một trong những lợi thế vượt trội của sinh viên.
5. Không bỏ qua việc chăm chút cho ngoại hình: một vẻ ngoài lịch thiệp, trang nhã luôn tạo độ tin cậy và sức hút trong giao tiếp đối với một người muốn gắn bó với ngành Quan hệ công chúng lâu dài cùng đam mê thành công trong nghề này.
Ngoài các tố chất trên, ngành Quan hệ công chúng cũng cần sự năng động, sôi nổi, nhiết huyết. Nếu bạn nhận thấy bản thân đã có đầy đủ tố chất ngành Quan hệ công chúng yêu cầucứ mạnh dạn đăng ký chọn cho mình một trường đào tạo phù hợp để đảm bảo một tương lai nghề nghiệp vững chắc trong lĩnh vực công việc đầy tính mới mẻ, cuốn hút này.