www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành báo chí

Ngành Báo chí là gì?

Là ngành đào tạo các nhà báo – người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.

 

Báo chí Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Ngày nay, từ góc nhìn hiện đại, các loại hình báo chí (báo giấy, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo ảnh, báo điện tử, hãng thông tấn) được coi là lĩnh vực chủ chốt của truyền thông đại chúng.

 

Ngành Báo chí học gì?

Về kiến thức

Cử nhân ngành Báo chí sẽ vừa có hiểu biết rộng về đời sống xã hội, vừa có kiến thức chuyên ngành vững vàng trên các lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo, quan hệ công chúng. Sinh viên nắm được xu hướng phát triển của các loại hình báo chí trong nước và trên thế giới, có khả năng phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí chuyên sâu.

Về kĩ năng

Cử nhân ngành Báo chí sẽ được đào tạo kĩ năng thực hành trên tất cả lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử v.v.. Những kĩ năng này cho phép cử nhân ngành Báo chí sau khi ra trường có thể sớm hoà nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Sinh viên cũng được trang bị kĩ năng làm việc nhóm, các kĩ năng ra quyết định trong các tình huống báo chí thực tế.

Về thái độ

Cử nhân ngành Báo chí được rèn luyện để có trình độ giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng; có ý thức dân tộc và yêu nước sâu sắc; có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới; có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò – vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.

 

Ngành báo chí ra trường làm gì?

1. Phóng viên

Đây là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim… làm nên các tác phẩm báo chí trong các cơ quan báo chí khác nhau.

Phóng viên xây dựng đề cương, thực hiện viết tin bài theo sự phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập, chịu trách nhiệm về bài viết của mình cũng như tổ chức đội ngũ cộng tác viên chuyên viết bài cho báo.

Phóng viên làm việc tại các phòng ban chuyên môn nhất định tại toà soạn: phóng viên ban kinh tế, ban văn xã, ban khoa học, ban pháp luật v.v… tuỳ thuộc vào nội dung, đường lối của riêng mỗi tờ báo. Họ phải có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực mà mình gắn bó để tìm hiểu và viết bài. 

2. Phóng viên thường trú

Đây là đại diện có thẩm quyền trong thời gian nhất định của toà soạn báo, đài phát thanh, hãng truyền hình, hãng thông tấn tại một địa bàn trong hay ngoài nước để theo dõi, phản ánh kịp thời những thông tin, sự kiện, vấn đề xảy ra tại địa bàn đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của nơi mình tới thường trú, phóng viên thường trú còn phải đặc biệt am hiểu địa phương đó (nếu là phóng viên thường trú trong nước) hoặc am hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ, truyền thống văn hoá, lịch sử, pháp luật quốc tế, pháp luật nhà nước của nước đó (nếu là phóng viên thường trú nước ngoài). 

3. Phóng viên ảnh

Phụ trách vấn đề ảnh minh hoạ trong các cơ quan báo chí. Phóng viên ảnh được đào tạo về nghiệp vụ báo chí và có chuyên môn kỹ thuật ảnh để có thể chụp được những bức ảnh đẹp và giàu thông tin báo chí. 

Kết quả hình ảnh cho ngành báo chí học những gì

4. Biên tập viên

Biên tập viên là những nhà báo làm nhiệm vụ biên tập, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo, tin, bài của phóng viên và cộng tác viên.

Biên tập viên khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài…theo định hướng, kế hoạch của đơn vị: nhận xét, biên tập nâng cao chất lượng và chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo; thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật, theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất; tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.

Công việc của biên tập viên thường tĩnh hơn phóng viên. Họ dành nhiều thời gian ở tòa soạn hơn. Tuy nhiên, xu hướng khá phổ biến hiện nay là biên tập viên cũng trực tiếp đi viết bài, lấy tin. Ở một số tờ báo, không có sự phân biệt rõ ràng giữa công việc của biên tập viên và phóng viên. 

 

5. Thư kí tòa soạn

Được coi là cánh tay phải của tổng biên tập, chỉ đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Đó là nguời có nghiệp vụ báo chí giỏi, dày dạn kinh nghiệm, nhạy cảm chính trị, có khả năng thẩm định thông tin, đánh giá tin bài, ảnh về mặt thời sự, chính trị, hiệu quả… Bên cạnh đó, họ đồng thời phải nắm rõ quy trình ra báo, thông hiểu cả lỗi kỹ thuật in, làm ma két, sửa chữa và đính chính các lỗi trên mặt báo.

Thư ký tòa soạn dành chủ yếu thời gian tại tòa soạn, nhận tin bài từ các phòng, ban trong tòa soạn và hệ thống cộng tác viên của mình gửi về. Công việc của thư ký tòa soạn thường rất bận rộn, áp lực nặng nề, đặc biệt với những báo ra hàng ngày. 

 

6. Tổng biên tập

Đây là người đứng đầu cơ quan báo chí, trực tiếp lãnh đạo tổ chức và giáo dục tập thể toà soạn, củng cố khối đoàn kết nội bộ, xây dựng mối quan hệ tốt với độc giả.

Tổng biên tập chịu trách nhiệm chính về nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện của tờ báo. Tổng biên tập do cơ quan chủ quản trực tiếp bổ nhiệm bằng văn bản pháp lý. 

Còn nhiều lĩnh vực khác cho bạn thỏa sức thể hiện khả năng của mình, chung quy, cơ hội làm việc của ngành này rất rộng mở.

 

Ngành báo chí cần những tố chất gì?

  • Kiến thức

– Biết học hỏi, tìm tòi để xây dựng cho mình một vốn văn hóa, vốn sống phong phú và phong cách viết riêng.

– Có trình độ chính trị, kiến thức tốt về một chuyên môn sâu, có kĩ năng nghiệp vụ báo chí và ngoại ngữ tốt. 

  • Kỹ năng

– Sức khoẻ tốt, ưa vận động, nhanh nhẹ, tháo vát.

– Có kỹ năng viết tốt.  

  • Khả năng

– Năng khiếu phát hiện thông tin: quan tâm đến sự kiện và luôn biết phát hiện vấn đề, nhanh nhạy và tháo vát trong tiếp nhận và xử lý thông tin.

– Năng khiếu truyền tin: Biết cách chọn lọc thông tin và khiến nó trở sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và cần thiết với công chúng.

– Với truyền hình hay phát thanh, có một số yêu cầu đặc thù của nghề về chất giọng, loại hình cao hơn các loại hình báo chí khác. 

  • Thái độ

– Đam mê với nghề thông tin.

– Có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất chính trị trong sáng