www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Hiểu như thế nào về ngành công nghệ truyền thông?

Nếu bạn đang yêu thích ngành công nghệ thông tin nhưng rất muốn làm việc trong lĩnh vực truyền thông, thì công nghệ truyền thông (Communication Technology) sẽ là một gợi ý cực kỳ thú vị và hấp dẫn.

Hiểu như thế nào về ngành công nghệ truyền thông?

Đây là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và những kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, cách thức sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhu cầu công việc tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện, giải trí đa phương tiện…

Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường mức lương thường dao động trong khoảng từ 6 -8 triệu/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc thì mức lương trung bình trong khoảng từ 8 -10 triệu/đồng. Những người ở vị trí quản lý cao cấp thì mức lương nhận được sẽ dao động trong khoảng từ 15 - 22 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức lương sẽ tùy vào khối lượng công việc và tính chất của doanh nghiệp đang làm việc.

Tố chất cần có của một sinh viên ngành công nghệ truyền thông

Ngành học này rất năng động và mang tính ứng dụng rất cao vì đa số vị trí công việc thuộc về khâu sản xuất và vận hành. Chính vì vậy, sinh viên có thêm những kỹ năng sau sẽ học tốt và đáp ứng nhanh nhu cầu của các nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp:

  • Nhạy bén với công nghệ và có năng khiếu sáng tạo
  • Kỹ năng giao tiếp tự tin, thuyết trình tốt
  • Có khả năng ngoại ngữ
  • Có niềm đam mê với ngành truyền thông và công nghệ
  • Bản lĩnh, kiên trì với công việc
  • Khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề
  • Phân tích tổng hợp thông tin nhanh
  • Có kỹ năng quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông

Triển vọng nghề nghiệp

  • Làm việc tại các Agency chuyên về truyền thông quảng cáo ở các mảng: tổ chức sự kiện, thiết kế các ấn phẩm truyền thông, film director, media planner.
  • Làm việc tại phòng PR Marketing và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề.
  • Biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in, báo mạng đài phát thanh, đài truyền hình từ trung ương đến địa phương.
  • Chuyên viên nghiên cứu về các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông chương trình truyền hình, quảng cáo, game, website... chuyên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng, tác phẩm truyền hình, phát thanh.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THPT đào tạo về lĩnh vực ngành Công nghệ truyền thông