Các tố chất để học ngành Phim Kỹ thuật số
Bạn
có niềm đam mê phim ảnh, muốn tạo ra các thước phim rung động lòng người, muốn
đưa điện ảnh Việt Nam sánh vai với quốc tế.
Bạn muốn tạo ra các thước phim tài liệu cung cấp thông tin sinh động, trực quan
về một lĩnh vực.
Bạn muốn tạo ra các phim quảng cáo ấn tượng, sáng tạo.
Bạn muốn tạo ra các MV đầy tính nghệ thuật hay tính hiện đại.
Vậy thì lựa chọn phù hợp cho bạn là học ngành Phim hay ngành Phim kỹ thuật số.
Nhưng bạn còn phân vân nên học ngành Đạo diễn, Biên kịch, Quay phim… hay học
ngành chung là Phim/ngành Phim Kỹ thuật số. Các ngành này giống và khác nhau
như thế nào? Tố chất để học ngành Phim/Phim Kỹ thuật số? Cơ hội việc làm ra
sao.
1.Ngành
Phim/ Phim Kỹ thuật số là gì
Ngành
Phim/ Phim Kỹ thuật số là ngành cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan và
toàn diện về công nghiệp làm phim nói chung – tìm hiểu, thực hành từng khâu
gồm: 1. Sáng tạo; 2. Sản xuất ra tác phẩm (phim); 3. Phát hành và phổ
biến phim, tạo nguồn kinh phí tái sản xuất; 4. Bảo vệ thành quả sáng tạo -
nghĩa là bảo vệ bản quyền tác phẩm.
Trước đây các Trường chỉ đào tạo từng chuyên ngành chuyên sâu Đạo diễn, Biên kịch, Diễn viên hay Quay phim. Ngành Phim/Phim Kỹ thuật số được xem là ngành mới tại Việt Nam nhưng phù hợp với xu thế đào tạo của thế giới như tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ấn Độ, các quốc gia này đều có đào tạo ngành Phim/Phim Kỹ thuật số từ lâu.
Ngành
Phim/Phim Kỹ thuật số khác biệt như thế nào so với các ngành Đạo
diễn, Biên kịch, Diễn viên hay Quay phim
Nếu
các ngành kể trên đi sâu vào một vị trí, vai trò trong ngành công nghiệp điện
ảnh, ví dụ như ngành Biên kịch sẽ học chuyên sâu về ngôn ngữ điện ảnh, kỹ năng
phân tích kịch bản, quan sát cảnh quay, kĩ năng dàn cảnh, viết kịch bản thì
trong ngành Phim, phần biên kịch chỉ chiếm 1-2 học phần. Vì vậy, dễ nhận thấy,
ngành Phim/Phim Kỹ thuật số có thể cho bạn cái nhìn bao quát, ở góc độ
quản lý, nắm được toàn bộ quy trình, cách liên kết các công đoạn nhưng lại
thiếu sự chuyên sâu. Điều này, ngành Phim/ Phim Kỹ thuật số có ưu
điểm là bạn làm việc được nhiều vị trí khác nhau, có thể tiến xa sau này như
làm giám đốc sản xuất, chủ nhiệm phim - nhóm sản xuất, tham gia các cơ quan
quản lý điện ảnh nhưng sẽ có nhược điểm là bạn không có kiến thức sâu bằng sinh
viên các ngành kể trên. Vì vậy, để khắc phục, trong quá trình học ngành Phim
/Phim Kỹ thuật số, bạn sẽ chọn một chuyên môn tập trung vào ngành dựa trên sở
thích của bạn.
Cách
để tập trung vào một chuyên môn cụ thể là bạn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu qua tài
liệu, chọn môn học tự chọn liên quan, tham gia workshop, dự án, chọn các đồ án
môn học, tốt nghiệp liên quan.
2.
Triển vọng nghề nghiệp ngành Phim/ Phim Kỹ thuật số
2.1
Triển vọng phát triển ngành Phim/Phim Kỹ thuật số
Thị
trường điện ảnh Việt Nam xuất hiện những con số ấn tượng về doanh thu phòng vé,
không chỉ với phim Hollywood mà cả phim Việt Nam. Thị phần phim chiếu rạp tại
Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và vẫn đang trong quá trình tăng
trưởng mạnh với nhiều tiềm năng.
Theo
thống kê, số lượng phòng chiếu phim trên cả nước năm 2018 là 901 phòng với
130.900 ghế. Tính đến tháng 2/2019, số lượng rạp CGV vẫn áp đảo với 75 rạp trên
toàn quốc. Lotte Cinema đứng thứ hai với 42 rạp. Hai hãng phát hành khác là BHD
(BHD Media JSC.) và Galaxy Cinema (Galaxy Studio JSC.) lần lượt có 9 và 14 rạp
trên toàn quốc.
Đại
diện của CGV cho biết cũng cho biết, ước tính năm 2019, tổng doanh thu phòng vé
tại thị trường Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 24%, đạt 4.100 tỷ đổng (khoảng 178,3
triệu USD); số người đến rạp sẽ tăng khoảng 22% lên mức 57,5 triệu người; giá
vé tăng khoảng 3% lên mức 71,3 nghìn đồng/vé (khoảng 3,10 USD); số phim phát
hành sẽ tăng khoảng 5% với 290 phim.
Năm
2020 và năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid 19 cũng đem đến cho ngành
phim nhiều khó khăn nhưng chắc chắn ngành này sẽ tăng trưởng trở lại khi đại
dịch qua đi. Đồng thời cũng mở ra cánh cửa mới là tăng cường các hình thức phát
hành phim ngoài chiếu rạp truyền thống.
Theo
báo cáo về thị trường điện ảnh Việt Nam của CGV, dự đoán điện ảnh Việt Nam sẽ
đạt vị trí cao trên bản đồ thế giới vào năm 2025 với 120 triệu lượt khán giả
đến rạp và 50% thị phần là phim Việt.
Theo
Quyết định số 2156/QĐ-TTG: “Phê duyệt chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam
đế năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đến năm 2030 tỷ lệ phim Việt Nam đạt ít
nhất 45% số buổi chiếu tại rạp, 40% trong tổng số phim phát hành; đạt 210 triệu
lượt xem/năm; đạt 1050 phòng chiếu.
Thực
tiễn cho thấy nguồn nhân lực được đào tạo trong ngành chưa đáp ứng như cầu.
Trong khi thế hệ đạo diễn Việt kiều như Charlie Nguyễn, Victor Vũ... hay các
đạo diễn “tay ngang” tự học như đã kể trên lại có dấu ấn rõ ràng hơn. Chính vì
vậy, nhiều người nhận định “đầu ra” của các cơ sở đào tạo điện ảnh hiện nay vẫn
phải tiếp tục được tái đào tạo bằng thực tế.
2.2
Các vị trí đảm nhận của ngành Phim/Phim Kỹ thuật số
-
Đảm nhiệm các vị trí đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sản xuất, hậu
kỳ, kỹ xảo, lồng tiếng, thư ký, trợ lý, giám chế, giám đốc phim….. tại các hãng
phim, công ty sản xuất truyền thông nghe nhìn, đài truyền hình, hãng quảng cáo,
công ty giải trí, âm nhạc...
-
Mở công ty, doanh nghiệp chuyên về sản xuất, kinh doanh phim và các sản phẩm
truyền thông nghe nhìn trên các nền tảng truyền thống và trực tuyến.
-
Tham gia công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước về điện ảnh, truyền hình.
2.3
Mức thu nhập của ngành Phim/Phim Kỹ thuật số
Bạn
hãy nghe những người trong ngành Phim/ Phim Kỹ thuật số chia sẻ:
Trấn
Thành từng chia sẻ “Một bộ phim mấy chục tỉ, nhưng người dựng phim chỉ nhận vài
chục triệu, chưa tới 100 triệu đồng.". …Biên kịch Bình Bồng Bột bổ sung
thêm, "mấy chục triệu" là thu nhập trong vòng mấy tháng
Về
thù lao dựng phim, nhà sản xuất Hoàng Quân (Bắc kim thang) nói với Tuổi
Trẻ Online: “Tiền dựng phim, tính trước thuế, với cá nhân là từ 60 đến 80 triệu
đồng đối với nhân sự bình thường, từ 100 đến 150 triệu đồng với đạo diễn dựng
phim giỏi. Còn với đơn vị, tổ chức thì từ 150 đến 185 triệu đồng cho mỗi
dự án. Đơn vị hậu kỳ cung cấp người dựng lẫn tư vấn dựng".
Còn
về thù lao biên kịch, biên kịch Lương Kim Liên (Lô tô, Hạnh phúc của mẹ) chia
sẻ, thu nhập của biên kịch có thể dao động nhiều mức. Với một phim thương mại
lớn, biên kịch hoặc nhóm biên kịch có thể nhận từ 400-450 triệu đồng nhưng phải
theo đuổi dự án khoảng 2 năm, bỏ rất nhiều công sức….Thông thường, các biên
kịch nhận từ 80 đến 200 triệu đồng trong nhiều tháng làm việc. (Xem đầy đủ bài viết tại đây).
Trên mặt bằng chung hiện
nay, cát-sê cho đạo diễn trung bình dao động từ 8-12 triệu đồng/tập. Nếu tính
một phim khoảng 30 tập, quay trong vòng 2 tháng theo kế hoạch của nhà sản xuất
(NSX) để đáp ứng tiến độ phát sóng, đạo diễn có thể bỏ túi khoảng 300 triệu
đồng/phim. Những đạo diễn có tên tuổi, ăn khách hiện giờ như Xuân Phước, Võ
Việt Hùng, Hồ Ngọc Xum, Trương Dũng, Nhâm Minh Hiền… thường làm 3 phim/năm, thu
nhập 1 tỉ đồng mỗi năm là bình thường. (Xem đầy đủ bài viết tại đây).
Việc làm phim thời đại
4.0, làm phim phát hành trên Youtube và các nền tảng trực tuyến, nhu cầu quay
phim quảng cáo, MV cũng giúp tăng thêm thu nhập cho nhân lực ngành này. Ngoài ra, khi đóng vai trò quan
trọng trong khâu sản xuất phim bạn có thể thương lượng tính % theo doanh thu,
lợi nhuận bộ phim đem lại, chuyển một phần hay toàn bộ thù lao thành khoản đầu
tư.
Qua đây có thể thấy, thu nhập trong ngành Phim/Phim Kỹ thuật số rất đa dạng phụ thuộc vào tay nghề, thâm niên, danh tiếng, doanh thu của tác phẩm. Nếu bạn có đam mê, trình độ tay nghề, sức sáng tạo bạn có thể đạt thu nhập không giới hạn trong ngành.
3.
Các tố chất để học ngành Phim/Phim Kỹ thuật số
- Niềm đam mê
- Kỹ năng học hỏi, lắng nghe
- Tư duy sáng tạo
Từng
vị trí công việc sau này sẽ đòi hỏi những kĩ năng riêng như đạo diễn cần: khả năng lãnh đạo,
sáng tạo, am hiểu kiến thức và văn hóa; Quay phim cần có: năng lực sáng
tạo, thể hiện cảm xúc tốt, óc tưởng tượng phong phú, sức khỏe tốt, có thể
làm việc với cường độ cao và áp lực lớn; Biên kịch yêu cầu: năng lực sáng
tạo, trí tưởng tượng phong phú, sự nhạy cảm, “phông” văn hóa rộng. Tuy vậy, bạn có
thể trang bị những kĩ năng này trong quá trình học cũng như tìm ra lĩnh vực chuyên
sâu trong ngành Phim/Phim Kỹ thuật số phù hợp với bản thân
Ngành
Phim/Phim Kỹ thuật số có vất vả không? Đây là ngành vừa mang tính
nghệ thuật, sáng tạo vừa là bài toán kinh doanh lại phải thực hành, thực tâp
nhiều nên các nhân sự ngành Phim/Phim Kỹ thuật số phải làm việc không có giờ
giấc cố định, đòi hỏi sức khỏe tốt là đương nhiên.
4.
Ngành Phim/ Phim Kỹ thuật số học những gì
Các
môn học tiêu biểu: Lịch sử Mỹ thuật, Lịch sử Điện ảnh và Truyền hình, Văn học
và Điện ảnh, Điện ảnh đại cương, Mỹ học điện ảnh, Tâm lý học và Điện ảnh, Kịch
bản phim ngắn; Dựng phim; Sản xuất phim tài liệu; Sản xuất phim nhiều tập, Sản
xuất và hậu kỳ âm thanh; Dẫn nhập ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh; Điện ảnh
Châu Á; Tư duy và biểu hiện hình ảnh; Nghiệp vụ đạo diễn; Nghiệp vụ quay phim;
Nghiệp vụ biên kịch; Dựng phim, Diễn xuất.