www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về ngành sư phạm âm nhạc

Sư phạm Âm nhạc là gì?

Sư phạm âm nhạc là chuyên ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các tr­ường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.

 

Sư phạm Âm nhạc học gì?

Sư phạm Âm nhạc sẽ đào tạo sinh viên về những môn Đại cương, sau đó đi chuyên sâu vào Giáo dục chuyên nghiệp như Ký xướng âm, hòa âm, thanh nhạc,…Sinh viên chuyên ngành này sẽ được t ực hành nhiều để đảm bảo chất lượng đào tạo sau khi đã nắm bắt hết về lý thuyết. Ngoài ra, Sinh viên sẽ được đào tạo tốt về kỹ năng giảng dạy, nghiệp vụ chuyên môn sau khi hoàn khóa học.

 

Sư phạm Âm nhạc làm gì?

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó là một màu sáng trong cuộc sống. Chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc là những sinh viên có cơ hội việc làm lớn.

 

  • Giáo viên dạy môn Âm nhạc ở các trường từ bậc Tiểu học đến Giảng viên dạy chuyên ngành Âm nhạc tại Đại học, Cao đẳng.
  • Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành nghệ thuật, trung tâm Thanh nhạc, Bộ Thể thao và Du lịch.
  • Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương.
  • Làm việc tại các tổ chức giáo dục phi chính phủ.
  • làm việc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, trở thành cơ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp.

 

Sư phạm Âm nhạc cần các tố chất gì?

Âm nhạc là một ngành nghệ thuật có sức cạnh tranh khá lớn và yêu cầu khá khắt khe về tài năng. Sinh viên chuyên ngành sư phạm Âm nhạc cần mang cho mình những tố chất sau đây để có thể thành công:

  • Khả năng nhận ra giai điệu, nhạy cảm nhạc lý, nhận biết nốt nhạc nhanh, phát hiện sai, đúng của nhạc lý rất nhanh.
  • Khả năng tái hiện thính giác: tái hiện giai điệu bằng tai.
  • Nhạy cảm với nhịp nhạc: khả năng cảm thụ nhạc theo kiểu vận động, nhận biết tính biểu cảm cao độ của nhịp nhạc và tái hiện nó.
  • Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ, và có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
  • Có tâm huyết, lòng yêu nghề.