Tìm hiểu về ngành Giáo dục Công dân
Ngành Giáo dục Công dân là gì?
Đây là ngành đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
Ngành Giáo dục công dân học gì?
Sinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn Đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục. Sau đó sẽ được tìm hiểu một cách khá toàn diện về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm đầy đủ.
Ngành Giáo dục công dân làm gì?
Hiện nay, Giáo dục công dân là một môn học còn thiếu rất nhiều giáo viên. Sinh viên ra trường sau khi học xong chuyên ngành này có cho mình nhiều cơ hội việc làm.
- Tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Công dân.
- Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở các trường từ bậc Trung học Cơ sở đến Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục Thể chất tại Đại học, Cao đẳng.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương.
- Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ. Tham gia hoạt động Đoàn, Đội tích cực.
- làm việc trong ngành nghiên cứu kinh tế xã hội, phân tích xã hội, các vấn đề của kinh tế.
Giáo dục công dân cần có tố chất gì?
- Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, nhân phẩm và tính cách tốt.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.