Hiểu thế nào về ngành giáo dục đặc biệt?
Trong
những năm gần đây, việc chăm lo phát triển giáo dục cho các trẻ em khuyết tật,
tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ ngày càng được quan tâm. Giúp các em có thể hoà
nhập, tự chăm lo và đóng góp cho xã hội hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần
phát triển bền vững.
Do
vậy, ngành Giáo dục đặc biệt, ngành giảng dạy cho các trẻ em khuyết tật, tự kỷ,
chậm phát triển trí tuệ được đánh giá là ngành học có ý nghĩa cao cả và tiềm
năng phát triển trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu về ngành học “đặc biệt” này
nhé!
1.Ngành Giáo dục đặc biệt là gì
Ngành
Giáo dục đặc biệt
(Special Education) là ngành học đào tạo các giáo viên, người hỗ trợ để thiết
kế, giảng dạy chương trình học dành riêng cho những trẻ em, học sinh bị
chậm phát triển về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm gây ảnh hưởng đến sự phát
triển tổng thể của trẻ hoặc trẻ em khuyết tật (gọi chung là trẻ khuyết tật: trẻ
tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị…).
Các
trẻ em này cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình, điều mà các lớp học
truyền thống không thể đáp ứng. Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp,
chương trình và cả nội dung giảng dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu
cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của
trẻ đó. Nghĩa là chương trình giáo dục đặc biệt phải được cá nhân
hóa để có thể giải quyết các nhu cầu của một học sinh nhất định.
Trên
thế giới có các hình thức giảng dạy dành cho học sinh khuyết tật: (1) giảng
dạy chuyên biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật tại các trường học đặc biệt
hoặc lớp học đặc biệt trong trường thông thường; (2) hoà nhập: trẻ khuyết
tật học chung với trẻ bình thường, các chương trình riêng sẽ được cung cấp
trong hoặc ngoài giờ trẻ ở trường); (3) lồng ghép: học sinh khuyết tật học
chung với học sinh bình thường, đến một số môn học hoặc giờ học, học sinh
khuyết tật sẽ được học trong lớp riêng; (4) đồng giảng dạy: học sinh
khuyết tật học chung với học sinh bình thường và được hai giáo viên giảng dạy,
trong đó có một giáo viên giáo dục đặc biệt, có thể chia nhóm khi cần thiết. Ở
Việt Nam, phổ biến có hình thức (1) và (2).
Hiện
nay, có các cơ sở đào tạo trình độ đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm Giáo dục
đặc biệt, cử nhân hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chương trình ngắn hạn
đào tạo và cấp chứng chỉ Giáo dục đặc biệt.
2. Triển vọng của ngành Giáo dục đặc
biệt
Quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta là chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em được
phát triển chính là sự đầu tư cho tương lai, chính là sự phát triển bền vững. “Không
ai bị bỏ lại phía sau” là khẩu hiệu của tất cả chúng ta, đặc biệt là với trẻ
em, nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.
Thống
kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, năm 2020, cả nước có
khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong
đó có 58% là nữ, có 264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số người khuyết tật,
gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Bên cạnh đó, có 13% dân số -
gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này
dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.
Theo
kết quả điều tra của UNICEF, trẻ em khuyết tật Việt Nam có nguy cơ ít được đi
học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng
thấp hơn những người không khuyết tật. Rất ít người khuyết tật (2,3%) tiếp cận
được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Hơn nữa, vẫn còn
tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết
tật. Kết quả điều tra cũng cho thấy loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là
khuyết tật liên quan đến tâm lý xã hội và chỉ có 2% trường tiểu học và trung
học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường
có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.
Về
số liệu người tự kỷ, hiện Việt Nam có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ
trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Trong số 1 triệu
người tự kỷ này, phần lớn không được chẩn đoán, do đó họ không nhận được sự
chăm sóc, trị liệu hoặc giáo dục phù hợp để giúp họ có được cuộc sống vui vẻ và
hạnh phúc.
“Cần
có thêm những nỗ lực để cung cấp các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả
và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để trẻ khuyết tật có thể phát triển tối
đa tiềm năng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng cũng như toàn xã hội”, bà Lesley
Miller, Quyền Trưởng Đại diện UNICEF phát biểu.
Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1190 Phê duyệt Chương trình trợ
giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030, trong đó, mục tiêu trong giai đoạn 2021 –
2025, 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận
giáo dục và giai đoạn 2026 – 2030 là 90%.
Hiện
nay, các cơ sở giáo dục đặc biệt vẫn luôn thiếu giáo viên được tuyển dụng đúng
ngành nghề, chuyên môn. Thậm chí, số đông giáo viên trong một số cơ sở là tốt
nghiệp sư phạm tiểu học, hoặc chỉ được học qua các khoá đào tạo ngắn hạn, do
vậy nhu cầu nhân sự được đào tạo bài bản, chính quy ngành giáo dục đặc biệt
đang là nhu cầu cấp thiết.
Các thuận lợi và khó khăn với giáo
viên, chuyên viên ngành Giáo dục đặc biệt
Thuận
lợi
- Là ngành
cao quý, có ý nghĩa đặc biệt với xã hội, được xã hội đặc biệt quan tâm.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2015/NĐ-CP - quy định phụ cấp đặc
thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập, trong đó, có quy định mức phụ cấp cho các giáo viên Giáo dục đặc
biệt.
- Sinh viên
được miễn học phí khi học ngành sư phạm Giáo dục đặc biệt, có nhiều học
bổng tại nước ngoài để học nâng cao ngành Giáo dục đặc biệt.
Khó
khăn
- Đa số trẻ
khuyết tật chưa được quan tâm để được can thiệp sớm, nên khó khăn trong
việc giảng dạy.
- Nhiều phụ
huynh không thừa nhận sự thật con mình là trẻ khuyết tật nên né tránh, do
đó trẻ không được hỗ trợ kịp thời và không được hưởng chính sách riêng
dành cho học sinh khuyết tật.
- Dạy một học
sinh bình thường đã khó, dạy một trẻ khuyết tật còn khó khăn hơn gấp nhiều
lần. cần sự yêu nghề, mến trẻ và nhiều nỗ lực và sự kiên trì.
- Tuy có chế
độ phụ cấp nhưng thu nhập chưa tương xứng với những vất vả của giáo
viên, chuyên viên.
3. Cơ hội việc làm ngành Giáo dục
đặc biệt
Sau
khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt có thể làm ở các vị trí
- Giáo viên
tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt như trường, trung tâm chuyên dạy trẻ
khuyết tật.
- Giáo viên
tại các cơ sở giáo dục hoà nhập.
- Chuyên
viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, cán bộ hỗ trợ trẻ
khuyết tật tại các tổ chức xã hội.
- Chuyên viên
giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, phòng đào tạo cùng các trung tâm
hỗ trợ trẻ em khuyết tật.
- Chuyên viên
tại các trung tâm điều trị tâm lý giáo dục.
- Tham gia
công tác tại các tổ chức tình nguyện, phi chính phủ hỗ trợ trẻ em đặc
biệt, các dự án liên quan đến hỗ trợ trẻ khuyết tật.
- Cán bộ
nghiên cứu tại các cơ quan tư vấn thực thi, tuyên truyền, đào tạo tại các
cơ sở giáo dục đặc biệt.
- Cán bộ
nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về giáo dục; cán bộ tư vấn về giáo
dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh
nghiệp, trung tâm, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.
- Giảng viên
tại các trường đại học, cao đẳng giảng dạy về lĩnh vực giáo dục đặc
biệt.
4. Tố chất cần có để học ngành Giáo
dục đặc biệt
Giáo
viên giáo dục đặc biệt cần đầy đủ cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe chăm sóc, năng
lực giáo dục, vì vậy cần các tố chất:
- Tình yêu
trẻ em
- Kiên trì,
nhẫn nại
- Hoà nhã
- Có sự thông
cảm, chia sẻ, kỹ năng lắng nghe, khuyến khích.
- Tôn trọng
nhu cầu của trẻ
Trong
đó, quan trọng nhất vẫn là tình thương và tấm lòng dành cho các trẻ khuyết
tật
5. Ngành Giáo dục đặc biệt học những
gì
Các
môn học tiêu biểu: Âm nhạc cơ bản; Mỹ thuật cơ bản; Quản lý hành vi; Sinh lý
học trẻ em; Tâm bệnh trẻ em; Sinh lý thần kinh và giác quan; Tâm lý học phát
triển; Bệnh trẻ em; Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non; Giáo dục học
tiểu học; Nghiệp vụ sư phạm; Văn học trẻ em; Công tác xã hội với trẻ em; Nhập
môn Giáo dục đặc biệt; Giáo dục hoà nhập; Lý luận dạy học cho trẻ có nhu cầu
đặc biệt; Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính;
Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị; Đại cương giáo dục trẻ chậm phát triển trí
tuệ; Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính; Thanh thính học; Đánh giá thị giác chức
năng; Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thị; Đặc điểm tâm lý trẻ chậm phát triển trí
tuệ; Chẩn đoán đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ; Giáo dục mầm non cho trẻ
khiếm thính; Phương pháp dạy trẻ khiếm thính trong trường phổ thông; Phát triển
ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khiếm thính; Giáo dục mầm non cho trẻ khiếm thị;
Chữ nổi Braille Việt ngữ; Phương pháp dạy trẻ khiếm thị trong trường phổ thông;
Định hướng và Di chuyển; Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ; Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ trong trường phổ
thông; Ngôn ngữ ký hiệu thực hành; Quản lý trong giáo dục đặc biệt; Giáo dục
trẻ có hội chứng tự kỉ; Giáo dục trẻ có khó khăn về học; Giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ khuyết tật; Những vấn đề hiện đại trong giáo dục đặc biệt; Tổ chức hoạt
động giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ.