www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nhân viên hậu cần

Hậu cần (logistics) là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Trong sản xuất kinh doanh, nhân viên hậu cần sẽ là người điều phối, nắm giữ nghệ thuật và khoa học quản lý cũng như điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin, các nguồn lực khác… đến thị trường.

Nhân viên hậu cần là ai?

Hậu cần thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Nhân viên hậu cần là người phân tích và hợp tác với các dây chuyền cung cấp vật tư cho tổ chức, vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp tới khách hàng. Nhân viên hậu cần quản lý toàn bộ vòng đời của sản phẩm bao gồm: làm thế nào để sản phẩm được nổi tiếng, được phân phối và được giao đến khách hàng.

Các công ty dựa vào nhân viên hậu cần để quản lý sự phân phối các sản phẩm và vật tư, quản lý. Hoạt động theo cách này giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn trong thị trường toàn cầu hóa. Sự thực hiện công việc hậu cần và dây chuyền cung cấp sản phẩm rất quan trọng trong các nhà máy. Hệ thống cung cấp và phân phối ngày càng trở nên phức tạp, cùng với mục tiêu tăng tối đa hiệu quả và giảm chi phí tới mức tối thiểu. Vì vậy, nhân viên hậu cần sẽ rất cần thiết trong các công ty cần vận chuyển sản phẩm, giải quyết các vấn đề hậu cần cũng như xác định khu vực để phát triển.

Chính phủ và quân đội cũng cần đến những nhân viên hậu cần. Lên kế hoạch và di chuyển các thiết bị quân sự cũng như nhân sự tạo ra một số lượng lớn công việc cho các nhân viên hậu cần.

Nghề hậu cần làm gì?

Nhân viên hậu cần làm những công việc cụ thể sau:

– Trực tiếp chỉ định nguyên vật liệu và sản phẩm hoàn thành: nhân viên hậu cần giám sát các hoạt động từ thu mua đến vận chuyển, từ những sản phẩm dành cho các mục đích dân dụng tới nguồn dự trữ cho quân đội.

– Nhận hàng và đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, theo dõi và đẩy nhanh quá trình vận chuyển và mua hàng.

– Duy trì liên lạc với các nhà cung cấp, các công ty vận chuyển và khách hàng để đảm bảo giao hàng kịp thời, phát triển mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp và khách hàng.

– Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu đó.

– Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, hình thức vận chuyển và đàm phán về chi phí vạn chuyển.

– Hoàn thành các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng.

– Kết toán biên lai.

– Tạo ra chiến lược để tối thiểu hóa chi phí và thời gian sản xuất, vận chuyển nhưng vẫn đạt chất lượng tối đa.

– Xem lại sự thành công của những việc hậu cần và xác định khu vực cần cải tiến.

Nhân viên hậu cần làm việc ở đâu?

Tốc độ tăng trưởng việc làm đạt 22% từ năm 2012 – 2022, nhanh hơn mức tăng trưởng trung bình. Tốc độ tăng trưởng việc làm nhanh chóng và mạnh mẽ vì vai trò của việc vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng tăng do đó cơ hội việc làm cho nhân viên hậy cần là rất cao.

Nhân viên hậu cần có thể làm việc trong các khu công nghiệp hoặc làm cho các doanh nghiệp sản xuất và các cơ quan chính phủ. Một số nhân viên hậu cần làm việc trong phòng hậu cần trong các cơ quan chính phủ, những người khác làm việc cho các doanh nghiệp như các doanh nghiệp vận tải hàng hóa hay làm việc tại các cảng xuất nhập khẩu…

Học nghề hậu cần ở đâu?

Nhân viên hậu cần chỉ cần có bằng đại học là đã có thể làm việc ở nhiều vị trí hậu cần. Tuy nhiên, công việc hậu cần ngày càng trở nên phức tạp, nhiều công ty muốn thuê những nhân viên có bằng cử nhân trong các lĩnh vực như kinh doanh, kĩ sư công nghiệp, kĩ sư sản xuất hoặc quản lý dây chuyền cung cấp.

Bạn có thể lựa chọn theo học tại một số cơ sở đào tạo như Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 1,2 và 3), Đại học Kinh tế quốc dânĐại học Giao thông vận tải Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế hồ Chí MinhĐại học RMIT… Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn theo học ngành này ở các trường đại học về kinh tế ở Anh, Mỹ, Singapore… Chương trình đào tạo bằng cử nhân bao gồm các khóa học về quản lý hoạt động và cơ sở dữ liệu, đưa ra quyết định, và hệ thống động lực học…