www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề cảnh sát

Chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự xã hội chính là nhiệm vụ chính của cảnh sát. Sự cống hiến của họ rất âm thầm lặng lẽ nhưng lại không thể thay thế được, bởi vậy họ nhận được rất nhiều sự kính trọng, tin yêu của nhân dân. 

Tổng quan về nghề cảnh sát

Cảnh sát là lực lượng thuộc Công an nhân dân.

Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Để đảm bảo an ninh và sự bình yên về mọi mặt cho Tổ quốc, ngành công an được chia thành hai lực lượng chính:

  + Cảnh sát: bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

  + An ninh: bảo vệ an ninh Quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân.

Một số nghề nghiệp trong lực lượng cảnh sát

  • Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội: Quản lý trật tự nơi công cộng, đăng kí, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý chứng minh nhân dân, quản lý kho vũ khí, vật liệu nổ, quản lý con dấu, quản lý những người trực thuộc diện quản chế, cải tạo tại chỗ, cải tạo không giam giữ, án treo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng…
  • Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (cảnh sát hình sự): Tiến hành các biện pháp trinh sát và hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá tội phạm về trật tự xã hội (trừ tội phạm về ma túy, tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), góp phần bảo vệ tài sản cũng như tính mạng, quyền lợi hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
  • Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình hoạt động của các loại tội phạm ma tuý, từ đó phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm về ma tuý để đề xuất, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa đấu tranh. Bên cạnh đó, nghiên cứu phương thức, thủ đoạn và quy luật hoạt động của tội phạm ma tuý, tiến hành hoạt động điều tra tội phạm về ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng là phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức công tác tuyên truyền, phòng chống tội phạm về ma tuý.
  • Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ: Tiến hành các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn các tội phạm xâm phạm sở hữu của Nhà nước, cả các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội dưới các hình thức như: tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ Nhà nước, lừa đảo, các tội phạm về chức vụ và tội phạm kinh tế khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • Cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Bảo vệ người dân khỏi giặc lửa, quản lý, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trên toàn quốc, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
  • Cảnh sát quản lý và bảo vệ tư pháp: Canh gác, bảo vệ những mục tiêu quan trọng như: Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, các Đại sứ quán, tổ chức tuần tra, cơ động chiến đấu kịp thời, trấn áp mọi hoạt động phá rối an ninh, trật tự; bảo vệ các phiên toà, bắt giữ, áp tải bị can, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật tư và hỗ trợ công tác thi hành án…
  • Cảnh sát giao thông: Tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác đảm bảo an toàn trật tự giao thông, giáo dục, tuyên truyền cho người dân về Luật giao thông.

Nghề cảnh sát làm gì?

  • Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
  • Quản lí hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lí con dấu; quản lí về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lí và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lí vũ khí, vật liệu nổ; quản lí, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
  • Thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp
  • Là cơ quan điều tra các vụ án theo nguyên tắc tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Nếu cơ quan điều tra có vấn đề, thì cơ quan an ninh điều tra (giống như internal affairs hay IA) sẽ tiến hành điều tra cơ quan điều tra.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Cảnh sát làm việc ở đâu?

Do nhiệm vụ đặc thù của mình mà các chiến sĩ công an có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc: Bộ Công anTổng cục Cảnh sátCông an các tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ươngCông an các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ươngCông an quận, huyện, phường, xã… tại các địa phươnglàm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành công anlàm việc tại các trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành công an.

Trong ngành công an, sau khi tốt nghiệp bạn được sắp xếp công việc phù hợp chuyên ngành được đào tạo.

Học ở đâu để làm được nghề cảnh sát?

Để làm nghề cảnh sát, bạn có thể học hết nghĩa vụ quân sự và thi tuyển thẳng vào ngành. Nếu không, bạn có thể chọn thi các trường sau đây sau khi đã tốt nghiệp trung học phổ thông:

Học viện An Ninh Nhân Dân Học viện Cảnh sát Nhân dân, Trung cấp An Ninh Nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dânCao đẳng Cảnh sát Nhân dânĐại học phòng cháy chữa cháy ….